Rủi ro thanh khoản là gì? Nguyên nhân mất thanh khoản

- View : 299

Rủi ro thanh khoản là gì? Hoạt động để ngân hàng giữ vai trò quan trọng trong việc ổn định và phát triển kinh tế hệ thống ngân hàng thương mại. Vậy bạn hiểu gì về rủi ro thanh khoản cùng chuyên mục kinh doanh đi tìm hiểu nhé!

Rủi ro thanh khoản là gì?

Rủi ro thanh khoản là một thuật ngữ trong lĩnh vực tài chính, chỉ các rủi ro xảy ra khi ngân hàng không thể thực hiện được các chức năng thanh toán và không thể chuyển đổi tài sản ra tiền mặt.

Theo quy định tại khoản 14 Điều 3 Thông tư 13/2018/TT-NHNN thì rủi ro thanh khoản sẽ xảy ra ở các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ không có khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho đến hạn hoặc thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Nhưng khi đến hạn lại phải trả chi phí cao hơn mức phí bình quân trên thị trường.

rui-ro-thanh-khoan-la-gi
Rủi ro thanh khoản là gì? Nguyên nhân mất thanh khoản

Phân loại rủi ro thanh khoản

Rủi ro thanh khoản ngân hàng được chia thành 2 loại là rủi ro thanh khoản nguồn vốn và rủi ro thanh khoản thị trường.

Rủi ro thanh khoản nguồn vốn: Tức là rủi ro phát sinh khi ngân hàng không thể đáp ứng được yêu cầu cho đến khi hạn thanh toán các nghĩa vụ nợ hoặc nguồn tiền bất thường.

Rủi ro nguồn vốn sẽ được hình thành trên khả năng của ngân hàng trong việc nắm giữ những nguồn tài trợ có sẵn để thu hút nguồn tài trợ khác khi cần và tài trợ cho việc tăng trưởng.

Nhưng rủi ro có thể đo lường và dự tính, kiểm soát vô cùng nguy hiểm khi được xem là nguyên nhân chủ yếu gây ra các cuộc khủng hoảng lớn ở các ngân hàng.

Rủi ro thanh khoản thị trường: Loại này có các tác động trong nền kinh tế ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng thương mại khiến những khoản đầu tư bị ảnh hưởng vì do ngân hàng mất khả năng thanh khoản.

Nó được hình thành từ những ảnh hưởng, sự kiện xảy ra trong nền kinh tế nên nó khác với rủi ro nguồn vốn. Và loại này vượt ngoài tâm kiểm soát của ngân hàng, nhà nước.

Nguyên nhân gây ra tình trạng mất khả năng thanh khoản

Nguyên nhân khách quan

Đây là yếu tố bên ngoài tác động đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng gồm:

– Sự tác động của lãi suất tới các loại tài sản chính: Sẽ có nhiều biến động của lãi suất vì có thể ảnh hưởng đến dòng tiền gửi và tiền cho vay của ngân hàng vì có thể sẽ thay đổi về lãi suất sẽ tác động đến tâm lý của người gửi tiền. Từ đó cũng làm thay đổi hành vi của họ và tác động trực tiếp đến dòng tiền.

– Ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ do ngân hàng trung ương ban hành: Một khi ngân hàng ban hành chính sách tiền tệ là để quản lý cung tiền trong thị trường tài chính và khi bắt buộc phải sử dụng các công cụ đó là nghiệp vụ thị trường mở và tỷ lệ dự trữ bắt buộc cũng như lãi suất chiết khấu và tái chiết khấu.

Do đó khi chính sách tiền tệ thay đổi sẽ làm tăng rủi ro thanh khoản ở các ngân hàng.

– Hoạt động đầu tư, kinh doanh của khách hàng: Nó cũng có tác động lớn đến khả năng thanh khoản của ngân hàng và đặc biệt là chu kỳ ở giai đoạn cuối năm.

Lúc này các nhu cầu đầu tư và kinh doanh hoặc chi trả để thanh toán tăng mạnh làm tăng nhu cầu về tiền và gây áp lực lên nhu cầu thanh khoản của ngân hàng.

– Những biến động của thị trường như khủng hoảng kinh tế hay lạm phát… cũng tạo ra sức ép lớn lên các ngân hàng thương mại.

– Ngoài ra có một số tin đồn thất thiệt cũng gây ra mất cân đối trong hoạt động đầu tư và cho vay của ngân hàng khiến ngân hàng phải đối mặt với nhiều bất lợi.

Nguyên nhân chủ quan

Chính hoạt động của ngân hàng là nguyên nhân gây ra tình trạng rủi ro thanh khoản. Việc ngân hàng vay mượn quá nhiều và việc sử dụng các khoản tiền ngắn hạn như tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn để dầu tư dài hạn, nó có thể dẫn đến tình trạng mất cân bằng về thời hạn giữa sử dụng vốn và cả nguồn vốn.

Lúc đó nguồn lợi thu về từ các khoản tiền đầu tư sẽ không thể cân bằng với số tiền mà mình phải bỏ ra để trả tiền lãi phát sinh, từ đó dẫn đến rủi ro thanh khoản.

Như vậy, những chia sẻ trên đây của chúng tôi về rủi ro thanh khoản sẽ giúp bạn hiểu phần nào trong lĩnh vực tài chính kinh doanh chứng khoán để kiếm lợi nhuận cho bản thân.

Xem thêm: Bán khống chứng khoán và những rủi ro như thế nào?

Liên kết: Hit club