Blockchain là gì? Công nghệ blockchain hoạt động thế nào?

- View : 362

Blockchain là gì? Bạn hiểu gì về công nghệ blockchain không? Công nghệ Blockchain xuất hiện đã mở ra một xu hướng mới cho nhiều lĩnh vực khác nhau. Cùng chuyên mục kinh doanh đi tìm câu trả lời nhé.

Blockchain là gì?

Blockchain là công nghệ chuỗi – khối, cho phép truyền tải dữ liệu an toàn nhất dựa vào hệ thống mã hóa vô cùng phức tạp. Nó như một cuốn sổ cái kế toán của công ty vậy, nơi mà tiền được giám sát chặt chẽ, ghi nhận mọi giao dịch trên mạng ngang hàng.

Mỗi khối (block) đều chứa thông tin về thời gian khởi tạo và được liên kết với các khối trước đó, kèm theo là mã thời gian và dữ liệu giao dịch. Dữ liệu khi được mạng lưới nhấp nhận thì không có cách nào để thay đổi được. Do đó việc thiết kế Blockchain là để chống lại việc gian lận, thay đổi dữ liệu.

blockchain-la-gi-cong-nghe-blockchain-hoat-dong-the-nao
Blockchain là gì?

Đặc điểm nổi bật của Blockchain

  • Không thể làm giả hay phá hủy các chuỗi Blockchain: Theo lý thuyết thì chỉ có máy tính lượng tử mới giải mã được Blockchain và công nghệ Blockchain biến mất khi không còn Internet trên toàn cầu.
  • Bất biến: Những dữ liệu trong Blockchain không thể nào sửa và sẽ lưu trữ mãi mãi.
  •  Bảo mật: Các thông tin và dữ liệu trong Blockchain được phân tán và an toàn tuyệt đối nhất.
  • Minh bạch: Bất kỳ ai đều có thể theo dõi dữ liệu Blockchain đi từ địa chỉ này tới địa chỉ khác và cũng thống kê được toàn bộ lịch sử trên địa chỉ đó.
  • Hợp đồng thông minh: Bản hợp đồng kỹ thuật số được nhúng vào đoạn mã code if-this-then-that (IFTTT), cho phép chúng tự thực thi mà không cần sử dụng bên thứ ba.

Cách thức hoạt động của Blockchain

Blockchain không phải ngẫu nhiên mà được chọn để sử dụng như hiện tại. Thường Blockchain được mô tả là một “chuỗi” được tạo thành từ các “khối” dữ liệu riêng lẻ. Một dữ liệu mới được thêm vào mạng định kỳ và một khối mới sẽ tạo và gắn vào chuỗi. Điều này cũng liên quan đến việc cập nhật phiên bản blockchain của họ để tất cả đều giống như nhau.

Các khối mới này được tạo ra để làm chìa khóa giải tích tại sao blockchain được coi là an toàn cao. Vì phần lớn các nút xác minh và xác nhận tính hợp pháp của dữ liệu mới trước khi một khối mới có thể thêm vào sổ kỹ thuật số. Với tiền điện tử chúng có thể sử dụng để đảm bảo các giao dịch mới trong một khối chứ không phải gian lận hoặc tiền chưa được sử dụng nhiều hơn một lần. Điều này cũng khác với cơ sở dữ liệu hoặc bảng tính độc lập, nơi mà có thể thực hiện được các thay đổi không cần giám sát.

Có 2 loại là blockchain công khai và riêng tư. Nếu là một blockchain công khai thì bất kỳ ai cũng có thể tham gia được nghĩa là họ có thể đọc, viết hoặc kiểm tra dữ liệu trên blockchain. Điều này khó để thay đổi được các giao dịch đăng nhập trong một blockchain công khai vì không có một cơ quan quyền lực duy nhất nào có thể kiểm soát được các nút của blockchain.

Còn với một blockchain riêng tư sẽ phải được kiểm soát bởi một tổ chức hoặc nhóm mà chỉ có tổ chức/nhóm đó mới quyết định được ai sẽ được mời vào hệ thống, Sau đó là quyền quay lại và thay đổi chuỗi khối. Quy trình của  blockchain riêng tư giống như một hệ thống lưu trữ dữ liệu nội bộ ngoại trừ trải rộng trên nhiều nút để tăng tính bảo mật.

Những chia sẻ trên đây của chúng tôi thông tin về Blockchain là gì và hoạt động của công nghệ Blockchain. Để qua đó cho thấy dù nhiều thách thức như thế nào thì chúng ta vẫn phải tận dụng hiệu quả chúng. Hy vọng trên là những kiến thức bổ ích cho bạn áp dụng trong thực tế.

Xem thêm: Rủi ro thanh khoản là gì? Nguyên nhân mất thanh khoản

Liên kết: