Công thức tính lợi nhuận sao cho chính xác và nhanh chóng nhất để theo dõi được tình hình kinh doanh của công ty, cửa hàng… Vậy có công thức tính lợi nhuận thế nào cùng chuyên mục kinh doanh đi tìm hiểu cụ thể hơn nhé!
Lợi nhuận là gì?
Lợi nhuận tiếng Anh gọi là Profit. Đây là khoản tiền thu về được của nhà đầu tư sau khi tham gia vào một hoạt động sản xuất, mua bán hàng hóa, dịch vụ nào đó. Có thể nói lợi nhuận chính là điều mà bất kỳ ai tham gia vào hoạt động kinh tế cũng mong muốn có được trừ các tổ chức phi lợi nhuận.
Lợi nhuận gộp tiếng Anh là Gross Profit hay lãi gộp. Đây là phần lợi nhuận mà công ty kiếm ra được sau khi trừ chi phí liên quan đến việc mua bán, sản xuất sản phẩm hoặc những chi phí liên quan đến việc cung cấp dịch vụ của công ty. Hoặc hiểu đơn giản về lợi nhuận gộp là khoản lợi nhuận thu được sau khi lấy doanh thu thuần khấu trừ đi giá vốn sản phẩm bán của doanh nghiệp.
Lợi nhuận ròng là phần lợi nhuận còn lại khi lấy tổng doanh thu sản phẩm trừ đi toàn bộ chi phí được sử dụng để tạo ra sản phẩm. Gồm cả thuế thua nhập mà doanh nghiệp phải đóng cho cơ quan chức năng.
Công thức tính lợi nhuận chính xác nhất
Công thức tính lợi nhuận thông thường:
Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí
Trong đó:
- Tổng doanh thu: Chính là tổng số tiền thu về từ việc bán sản phẩm
- Tổng chi phí: Là tổng số tiền phải bỏ ra để bán sản phẩm như đó là khoản tiền nhập hàng, thuế nhân viên, marketing hay mặt bằng kinh doanh.
Công thức tính lợi nhuận gộp:
Lợi nhuận gộp = doanh thu – giá vốn – chi phí
Ví dụ:
Nếu cửa hàng A bán 10.000 hộp sữa trong 1 tháng với giá 7.000đ mà giá nhập là 5.000đ 1 hộp sữa, mặt bằng mất 5.000.000, thuê nhân viên 5.000.000đ thì cụ thể các khoản như sau:
Doanh thu = 10.000 x 7.000đ = 70.000.000 triệu đồng.
Chi phí cho sản phẩm:
- Tiền nhập hàng: 10.000 x 5.000đ = 50.000.000đ.
- Tiền mặt bằng: 5.000.000đ.
- Tiền nhân viên: 5.000.000đ.
- ===> Tổng chi phí hết 60.000.000đ.
Vậy tổng lợi nhuận gộp sẽ = 70.000.000đ – 60.000.000đ = 10.000.000đ.
Hiện có nhiều cá nhân, công ty dùng công thức này để tính toán doanh thu và lợi nhuận gộp mà dẫn đến tình trạng bán hàng nhiều nhưng cuối năm thì không thấy tiền đâu vì họ không lường trước được mức thuế và chi phí thưởng cho nhân viên. Vậy để biết được số tiền lời thật sự của công ty thì cần xem xét đến lợi nhuận ròng tức là lợi nhuận sau thuế.
Công thức tính lợi nhuận ròng:
Lợi nhuận ròng = Tổng doanh thu – Tổng chi phí hoạt động – 20% thuế doanh nghiệp phải nạp – 10% thuế VAT .
Trong đó:
- Tổng doanh thu = Giá bán 1 sản phẩm x Số lượng hàng hóa.
- Tổng chi phí hoạt động: Thông thường chiếm 30%.
- Thuế giá trị gia tăng: 10%.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp gồm
+ 20% đối với doanh nghiệp có doanh thu dưới 20 tỷ/ năm.
+ 22% đối với doanh nghiệp có doanh thu lớn hơn 20 tỷ/ năm.
+ 32 – 50%: Chi phí hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác…
+ 50%: Nếu doanh nghiệp có hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác các mỏ tài nguyên quý hiếm.
Đây chỉ là công thức áp dụng ở Việt Nam, còn những quốc gia khác lại có công thức tính khác nhau tùy thuộc vào từng nước. Nhìn vào công thức, thuế bạn phải đóng cho bất kỳ loại hàng hóa, dịch vụ nào bán ra cũng đã chiếm 30% giá bán. Do đó, cần tính toán kỹ khi thành lập công ty và định giá cho từng sản phẩm dịch vụ.
Ý nghĩa của lợi nhuận ròng hay lợi nhuận sau thuế
Lợi nhuận ròng luôn phản ánh chính xác giá trị lợi nhuận chiếm bao nhiêu % trong doanh thu của doanh nghiệp đó để dựa vào đấy đánh giá hoạt động kinh doanh lãi lỗ như thế nào.
+ Nếu lợi nhuận sau thuế lớn hơn 0 thì doanh nghiệp lãi càng cao
+ Nếu lợi nhuận sau thuế nhỏ hơn 0 thì doanh nghiệp càng lỗ.
Dựa vào mỗi ngành nghề sẽ có tỉ suất lợi nhuận ròng khác nhau. Vì thế cũng phải có cách tăng lợi nhuận ròng để giảm chi phí, dựa vào công thức sau.
Lợi nhuận ròng = Tổng doanh thu – Tổng chi phí hoạt động của doanh nghiệp – 20% thuế doanh nghiệp – 10% VAT
Cách 1: Tăng doanh thu bằng việc bán hàng nhiều hơn hoặc giá bán cao hơn
Cách 2: Chi phí hoạt động giảm đi bằng những hình thức liên quan như quảng cáo, nhân sự, mặt bằng…
Cách 3: Hãy tận dụng những khoản chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi về Lợi nhuận là gì và công thức tính lợi nhuận chuẩn xác nhất để áp dụng vào doanh nghiệp của bạn nhé!
Xem thêm: Kinh tế tri thức là gì? Đặc điểm, vai trò như thế nào?