Cách quản lý tài chính cá nhân giúp bạn chi tiêu hợp lý và trở nên tự chủ hơn, mở ra nhiều cơ hội phát triển hơn. Vậy quản lý tài chính cá nhân như thế nào hiệu quả nhất cùng chuyên mục kinh doanh đi tìm hiểu nhé!
Tại sao phải quản lý tài chính cá nhân?
Việc quản lý tài chính cá nhân có tác động lớn đến những khoản chi tiêu, đầu tư và tiết kiệm cho bản thân gia đình, mang lại một số lợi ích như:
- Biết rõ dòng tiền của mình
- Tài chính sẽ ổn định hơn
- Đặt ra được mục tiêu tài chính cho riêng mình
- Chủ động được trong mọi trường hợp
- Hạn chế và kiểm soát được các khoản nợ
- Tăng khối tài sản cá nhân
- Mức sống cá nhân cũng được nâng cao
Cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả
Phương pháp 50/30/20
- 50% tổng thu nhập dành cho nhu cầu thiết yếu: Đối với những khoản chi cố định như điện, nước, xăng xe, ăn uống hoặc thuê nhà.. để xác định chính xác được những khoản này bạn cần theo dõi lịch sử chi hàng tháng thế nào.
- 30% tổng thu nhập cho chi phí linh hoạt: Gồm những mục như mua sắm, giải trí, các chi phí phát sinh khác… Nếu bạn hạn chế được ở khoản này thì mục chi tiêu thiết yếu và đôi lúc chỉ mua sắm theo cảm tính của mình.
- 20% còn lại dành cho tích lũy: Khoản tiền này dành cho sự yên tâm của bạn và gia đình. Nếu tình hình tài chính chưa quá ổn định bạn có thể cân nhắc từ 10-15% sau đó tăng dần lên. Còn nhóm chi phí linh hoạt được giảm bớt thì nhóm tích lũy sẽ tăng lên.
Phương pháp 6 cái lọ
Đây là phương pháp có phiên bản chi tiết hơn so với phương pháp phía trên. Bạn sẽ chia số tiền theo tổng thu nhập của mình thành nhiều phần khác nhau, cụ thể là 6 phần để sử dụng cho các mục đích như thiết yếu, tiết kiệm, học hỏi, hưởng thụ, đầu tư và từ thiện. Quy tắc này thường dành cho người mới bắt đầu tập quản lý tài chính cá nhân.
Nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân như thế nào?
Xác định cụ thể nguồn ngân sách
Cách quản lý tài chính cá nhân là bạn hãy liệt kê những nguồn thu nhập của mình chủ yếu vẫn là khoản thu cố định, càng chi tiết càng tốt. Bước này là bước cơ bản để bạn tiến hành tính toán, phân bổ chi tiêu sao cho hợp lý nhất.
Hạn chế lạm dụng thẻ tín dụng
Tốt nhất là không sử dụng thẻ tín dụng vì hạn mức thẻ lớn, ưu đãi hấp dẫn cho người thanh toán qua thẻ sẽ dễ khiến bạn đi quá đà, hoặc vung tay quá trán khi mua sắm. Nếu đã lỡ sử dụng rồi thì hãy kiểm soát gắt gao vào nhé.
Đầu tư sinh lời bằng số tiền nhàn rỗi
Đây có thể là khoản tiết kiệm hoặc dự phòng của bạn, nếu khéo léo bạn có thể tăng thêm thu nhập khi đầu tư khoản tiền nhàn rỗi này với nhiều hình thức đầu tư khác nhau. .
Bí quyết để bạn quản lý tài chính cá nhân tốt nhất
Liệt kê chi tiết mục tiêu tài chính
Bạn cần liệt kê ra các mục tiêu về quản lý tài chính mà mình muốn đạt được, càng cụ thể càng tốt và sau đó sắp xếp theo thứ tự sau:
- Mục tiêu ngắn hạn như tiền đi du lịch.
- Các mục tiêu lâu dài như trả nợ hay nghỉ hưu sớm hoặc mua nhà…
- Các mục tiêu ngắn hạn: chi tiêu giảm đi, không dùng thẻ tín dụng.
- Đặt sự ưu tiên rõ ràng mục tiêu để lên kế hoạch tài chính chi tiết nhất
Xây dựng kế hoạch quản lý tài chính phù hợp
Bước này rất quan trọng để bạn thực hiện được mục tiêu của mình, để kế hoạch được rõ ràng hơn bạn hãy thêm cột mốc quan trọng để tiện theo dõi. Kế hoạch ở đây gồm các mục tiêu ca như thiết lập phần ngân sách hàng tháng về các kế hoạch chi tiêu rõ ràng.
Không nên có nợ xấu
Về lâu dài khoản nợ này sẽ gây ra nhiều trở ngại cho kế hoạch, mục tiêu tài chỉnh của mình. Bí quyết để bạn trở hết nợ như:
- Món đồ nào không dùng đến có thể thanh lý để thêm tiền.
- Làm công việc ngoài giờ để thời gian trả nợ rút ngắn lại.
- Cắt giảm ngân sinh các khoản để tập trung vào trả nợ.
Nhìn chung bạn nên biết cách quản lý tài chính cá nhân ngay từ bây giờ để mang lại những hiệu quả tốt nhất và có được số tiền nhàn rỗi, hy vọng trên sẽ giúp bạn quản lý chi tiêu hợp lý hơn nhé.
Xem thêm: Làm gì để giàu? Top những cách làm giàu nhanh nhất